Linh hoạt ứng phó, sẵn sàng thích nghi là bài học mà các doanh nghiệp rút ra được sau cơn khủng hoảng nghiêm trọng do Covid-19 gây ra. 8 cuốn sách sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp trở lại với một tâm thế vững vàng hơn giữa thế giới đầy biến động.
Nền kinh tế chệch khỏi quỹ đạo tăng trưởng là một kịch bản chẳng ai mong muốn nhưng nó đang diễn ra trên toàn thế giới. Thay vì chỉ quan tâm vào việc duy trì hoạt động cầm chừng, câu hỏi lớn nhất cần đặt ra với các doanh nghiệp hiện nay là phải làm gì, bắt đầu từ đâu để phục hồi sau dịch bệnh? Làm sao tạo ra động lực cho các nhân sự sau một thời gian nghỉ dịch dài?
Top 8 cuốn sách thiết thực và hữu ích dưới đây được xem như là "bí quyết giúp doanh nghiệp vực dậy sau đại dịch ". 8 tựa sách này có thể giúp tổ chức và doanh nghiệp của bạn có bước chuyển mình nhằm tăng trưởng bền vững, đồng thời có một hướng đi phù hợp để bắt đầu khởi động lại các hoạt động kinh tế sau đại dịch.
Tái tạo tổ chức
Tái tạo tổ chức (Nhóm Officience dịch và SaigonBooks ấn hành) là một cuốn sách hiếm hoi truyền tải thông điệp tươi sáng về giá trị sức mạnh, tinh thần và mục đích toàn diện khi xây dựng tổ chức sao cho phù hợp với thế giới quan mới, doanh nghiệp nhận thức sâu sắc vấn đề này, và mang trong mình quyết tâm tái tạo thì không chỉ giữ vững vị thế của doanh nghiệp mà còn nâng tầm doanh nghiệp lên một đẳng cấp mới.
"Nỗi đau mà chúng ta đang gánh chịu là cái oằn mình của một hệ thống đang chết dần trong khi một điều mới mẻ đang chờ đợi được chào đời."
Theo nghiên cứu của Frederic Laloux cho thấy từ 2/3 đến 3/4 nhân viên không gắn kết với công việc của họ. Họ đi làm việc kiểu "có xác không hồn". Ông viết: "Những con người đang ở trên đỉnh cao trong kinh doanh thì mệt mỏi. Mệt mỏi vì các trò chơi "Bản ngã", chính trị, quan liêu, các cuộc họp vô nghĩa, chu kỳ ngân sách, mục tiêu bất ổn…
Điều này nghĩa là hệ thống tổ chức cũ đang chết dần, và sẽ được thay thế bằng một hệ thống mới. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy chúng ta đang sắp có một bước tiến mới, một cú nhảy đột ngột trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Ken Wilber, một nhà triết học nghiên cứu ý thức nhân loại đã dùng màu sắc để mô tả những cú nhảy đột ngột này: Thế giới quan màu Đỏ là sự bốc đồng, thế giới quang màu Hổ Phách là sự phục tùng, thế giới quan màu Cam là thành tựu, thế giới quan màu xanh lá là sự phức hợp và thế giới quan màu Xanh Ngọc là sự cấp tiến (xanh cấp tiến).
Tái tạo tổ chức giúp người đọc hình dung về viễn cảnh "Nirvana" của một tổ chức trong tương lai. Đó là viễn cảnh về Teal Organization (Tổ chức màu xanh ngọc) nổi lên với 3 đặc thù chính trong cách con người tương tác với nhau:
Tự quản lý bản thân: Quyền lực được phân tán trong cả tổ chức khi mọi người trong tổ chức đều có quyền lực, nhờ thế sức mạnh của tổ chức được nhân lên.
Tìm kiếm sự trọn vẹn: Chúng ta đã để cho cái tôi bận bịu lấn át tiếng nói nhỏ bé của tâm hồn, chúng ta đã quá quen với văn hóa chỉ tôn vinh não mà bỏ quên cơ thể…Nhận ra những điều này đã khiến cho chúng ta khát khao là trọn vẹn chính con người mình ở nơi làm việc với sự toàn vẹn cả về thể chất lẫn tâm hồn.
Mục tiêu cấp tiến: Mỗi một cá nhân trong các tổ chức đều là một thực thể có mục đích và có hướng đi cho riêng mình. Thay vì kiểm soát, các thành viên trong tổ chức sẽ lắng nghe để hiểu được xu hướng tự nhiên với mục tiêu cấp tiến của tổ chức.
Khi con người thay đổi thế giới quan một cách sâu sắc như vậy, ta cũng dễ dàng đoán được rằng người ta sẽ thay đổi cách cấu trúc và vận hành các tổ chức. Không còn nghi ngờ gì nữa, Tái tạo tổ chức là một cuốn sách hoàn hảo mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng vào tổ chức của mình, nó sẽ nhanh chóng cho bạn hiểu được các tổ chức xanh ngọc hiện tại đang vận hành hiệu quả như thế nào.
Thế giới ba không
"Hầu hết các giải pháp có thể được gia tốc bằng việc xây dựng một trật tự kinh tế mới có tính đến công cụ mạnh mẽ là doanh nghiệp xã hội."
Trong thập kỷ vừa qua, một số cuộc khủng hoảng lớn đã đã gom góp sức mạnh rồi gây ra sự khốn khó và thất vọng nặng nề hơn nữa cho 4 tỷ người nằm ở lớp dưới của xã hội. Nghèo đói, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường là ba vấn đề nhức nhối nhất của cuộc sống hiện nay và Yanus đã đưa ra một tầm nhìn khác để giải quyết những vấn đề lớn của nhân loại đương đại.
Trong cuốn sách của mình – Thế giới ba không, tác giả Yunus nếu rõ ba vấn đề này:
Nghèo đói: Toàn thể loài người đang sống trong thời đại của thịnh vượng lệch lạc, được tiếp tay một phần bởi các cuộc cách mạng về kiến thức, khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Sự thịnh vượng này đã làm thay đổi cuộc đời của nhiều người. Tuy nhiên hàng triệu con người vẫn đang chịu đựng đói, nghèo và bệnh tật.
Thất nghiệp: Trong các chuyến thăm của Yunus dành cho thanh niên trên khắp thế giới, ông gặp hằng hà các thanh niên và thanh nữ sáng sủa, giàu nghị lực đang cảm thấy bị mắc kẹt vào các giới hạn của nền kinh tế và các chính sách khiếm khuyết hiện nay. Bị thất nghiệp và thiếu việc làm, họ không thể mua được nhà hay lập gia đình – càng không thể trả lại hàng chục ngàn đô la khoản vay thời sinh viên mà họ vẫn thường phải gánh. Họ thắc mắc họ đã làm gì sai và tại sao thế giới lại không dùng gì đến tài năng của họ. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, các nhà kinh tế như Ludovic Subran ở Tây Ban Nha đã than vãn: "Cả một thế hệ đang bị hy sinh".
Ô nhiễm môi trường: khi người dân của một quốc gia điên cuồng vì việc làm và thu nhập thì các chính trị gia dễ dàng bỏ qua vấn đề về môi trường và xóa bỏ hay không thực thi các luật lệ ngăn ngừa ô nhiễm. Kết quả có thể là có việc làm cho người nghèo – tuy nhiên chúng thường là các việc làm bẩn, nguy hiểm và tàn phá làm cho cộng đồng người nghèo còn tồi tệ hơn trước.
Từ rất lâu, chúng ta đã chịu đựng cái ngoan cố của đói nghèo, thất nghiệp và hủy hoại môi trường, như thể đấy là các thảm họa hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của con người, hay nhẹ hơn, là cái giá phải trả cho tăng trưởng kinh tế.
Cuốn sách Thế giới ba không sẽ chỉ ra những lỗi lầm của hệ thống kinh tế của chúng ta – và kể từ khi hệ thống kinh tế được con người tạo ra, những lỗi lầm này có thể được sửa chữa nếu con người chọn thay thế hệ thống kinh tế đó bằng một hệ thống mới phản ảnh chính xác hơn bản chất của con người, nhu cầu của con người và mong muốn của con người.
Sự kết thúc của thời đại giả kim