“Sức Mạnh Của Ngôn Từ”: Một Chiếc Bát Góc Cạnh Thì Nước Bên Trong Cũng Không Phẳng Lặng

Mỗi người chúng ta đều có cho riêng mình một “chiếc bát ngôn từ”. Phần nước đựng bên trong sẽ chịu tác động của hoàn cảnh xung quanh hay từ chính tâm hồn của con người. Do đó, tùy theo bối cảnh, lượng nước sẽ đầy, vơi, tròn, méo khác nhau. Đồng thời, theo độ tuổi trưởng thành, “chiếc bát ngôn từ” cũng sẽ dần cố định lại, không thể thay đổi thêm được nữa bởi những suy nghĩ đã ăn sâu bám rễ vào tâm hồn. Đó là hình dung độc đáo của bộ đôi tác giả Shin Dohyeon và Yun Naru trong quyển sách mang tên Sức mạnh của ngôn từ.

Yêu bản thân hơn thế giới ngoài kia

Đối với những người yêu thế giới hơn bản thân, việc bỏ mặc thế giới là lẽ thường nhưng Lão Tử thì nói ngược lại: Chỉ những người yêu bản thân hơn thế giới ngoài kia mới có thể bỏ mặc thế giới.

Theo Lão Tử, những người yêu bản thân hơn thế giới không phụ thuộc vào các quy tắc và chuẩn mực của thế giới. Họ nhìn nhận và phát triển bản thân từ góc độ của chính mình chứ không phải từ góc độ của thế giới.

....

Do đó, Lão Tử nói rằng muốn yêu thương bản thân phải biết bỏ mặc thế giới. Điều này không bị giới hạn trong một thế giới hòa bình. Mọi thứ đều như vậy. Ai không thể yêu bản thân thì không thể yêu người khác, không nhận ra giá trị của chính mình thì không hiểu được giá trị của người khác. Đó là lý do mà quá trình học cách giao tiếp phải bắt đầu từ việc thấu hiểu và yêu thương.

Phải phân tích mới thay đổi được thế giới

Cho đến nay, các triết gia đã phân tích thế giới theo nhiều cách. 

Nhưng điều quan trọng là họ đã thay đổi thế giới như thế nào.

Để thay đổi điều gì đó, trước tiên phải phân tích nó. Bạn phải hiểu nguyên nhân của vấn đề để phân tích tình huống hiện tại và phân định đúng sai. Giống như để điều trị bệnh nhân, trước tiên phải chẩn đoán các triệu chứng và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Ngôn ngữ của chính bạn cũng vậy. Nếu muốn thay đổi nó, bạn phải nhìn nhận và phân tích ngôn ngữ nói và ngôn ngữ nội tâm. Tương tự, nếu muốn thay đổi người khác thì phải phân tích ngôn ngữ của họ, muốn thay đổi mối quan hệ thì phải phân thích ngôn ngữ giữa bạn và đối phương. Không có giải pháp nào không cần phân tích.

Phương pháp chiến thắng trong một cuộc tranh luận

Ngoài các trích dẫn, kỹ thuật tranh luận của Schopenhauer rất tinh quái. Ông cho rằng thứ khiến đối phương nổi giận chính là điểm yếu của họ nên hãy tấn công vào đó. Hãy tự nhiên thêm vào những lý luận chưa được chứng minh. Hãy phân tích phóng đại lập trường của đối phương. Hãy khiến đối phương bực tức hết mức có thể. Chỉ cần đối phương thừa nhận một điểm thì ngay lập tức kết luận là họ đã thừa nhận toàn bộ. Hãy tạo bầu không khí như thể ta đã chiến thắng. Nếu vẫn chưa áp đảo được họ thì tiến hành công kích cá nhân.

Cuốn sách chứa đựng nội dung như vậy là Phương pháp tranh luận của Schopenhauer. Có ba lý do chính khiến Schopenhauer viết cuốn sách này. Thứ nhất là đưa ra phương pháp để chiến thắng trong tình huống bạn phải chiến thắng bằng mọi giá. Thứ hai là liệt kê và phân tích mọi phương thức xấu có thể sử dụng trong cuộc tranh luận thực tế để lấy độc trị độc. Để chiến thắng sự xấu xa thì phải học sự xấu xa. Thứ ba là để thấy con người trở nên hèn hạ và xấu xa đến mức nào. Mặc dù nói là để giao tiếp và phát triển, nhưng mục đích thực sự của cuộc tranh luận chỉ là chiến thắng. Nếu vậy thì đừng cố gắng giấu giếm và tỏ ra lịch sự. Schopenhauer đã vạch trần điểm này.

Trở thành người tự do

Không có gì khiến con người dễ chịu bằng sự tự do trong lịch sử. Vô số nhà tư tưởng và nhà thơ ở phương Đông và phương Tây cổ đại đã tìm kiếm và khao khát tự do. Trong quá trình vận động độc lập và dân chủ hóa, những người này cuối cùng cũng chiến đấu để dành được điều đó. 

Con người luôn không ngừng hướng về một điều gì đó. Vì vậy, cuộc sống không thể thiếu sự cống hiến hoặc phương hướng thực tế. Nếu không thì đó chỉ là tình trạng hỗn loạn. 

Nếu không có mục đích sống rõ ràng, bạn sẽ dễ bị những thứ bên ngoài cám dỗ. Khi tập trung về một thứ duy nhất thì không dễ bị ảnh hưởng bởi những điều khác. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng bạn phải tự tạo ra nó, chứ không phải lấy từ những điều có sẵn trong cuộc sống.

Người không muốn phá vỡ lòng tin và buộc phải giữ lời mình nói thì không tự do. Người tự do không phân biệt lời nói và trách nhiệm. Đó là ý muốn thực sự của bản thân, họ chỉ đơn giản nói và thực hiện. Cũng như một người thích âm nhạc, họ không ép mình thưởng thức âm nhạc.

 

Người tự do phát huy tiếng nói nội tại và đương nhiên là thực hiện điều đó. Không phải “Mặc dù vậy” mà là “Chính vì thế”. Tự do nói những gì bạn muốn và giữ những lời bạn muốn. Như thế, niềm vui cũng đến tự nhiên.

 

Lời kết

 

Kể từ khi cách mạng công nghệ 4.0 khai sinh, ngôn ngữ thông qua sự số hóa, mã hóa đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì thế, mỗi người nên nhận thức rõ ràng hơn về sức ảnh hưởng cũng như biết cách kiểm soát lời nói của bản thân. Sức mạnh của ngôn từ có thể được xem như một cẩm nang hữu ích giúp bạn tìm ra phương hướng đúng đắn trong việc thay đổi “chiếc bát” của bản thân. Bằng những cách thức cụ thể xen lẫn sự triết lý sâu xa cần được nghiền ngẫm kỹ càng, quyển sách xứng đáng có một vị trí “gối đầu giường” đối với những ai đang muốn đổi mới chính mình.

Bình luận

Bình luận

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x